Học tốt Hóa lớp 12 – Chương 1 – Bài 6: Lý thuyết về Lipit – HocHay
Video Bài 6: Lý thuyết về Lipit
ĐỊNH NGHĨA
Lipit là hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Không hòa tan trong nước nhưng tan được trong dung môi không phân cực (ete, clorofom, xăng, dầu…)
PHÂN LOẠI
Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…hầu hết chúng đều là các este phức tạp.
- Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo (là monocacboxylic, mạch không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn từ 12 → 24 C).
- Sáp
- Steroit
- Photpholipit
Tên và khối lượng phân tử của một số axit béo và triglixerit thường gặp:
+) No:
{C15H31COOH:axitpanmitic(M=256)C17H35COOH:axitstearic(M=284)
→{(C15H31COO)3C3H5:tripanmitin(M=806)(C17H35COO)3C3H5:tristearin(M=890)
+) Không no:
{C17H33COOH:axitoleic(M=282)C17H31COOH:axitlinoleic(M=280)
{(C17H33COO)3C3H5:triolein(M=884)(C17H31COO)3C3H5:trilinolein(M=878)
TÍNH CHÂT VẬT LÝ
– Ở nhiệt độ thường:
+ Chất béo no : thường là chất rắn, có nhiều trong mỡ động vật (mỡ bò, mỡ heo,…)
+ Chất béo không no : thường là chất lỏng, có nhiều trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,…)
– Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ như: xăng, ete, benzen,…
TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
– Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật và dầu thực vật.
– Sáp điển hình là sáp ong.
– Steroit và photpholipt có trong cơ thể sinh vật.
ỨNG DỤNG
– Là thức ăn quan trọng của con người
– Là nguyên liệu để tổng hợp 1 số chất cần thiết khác cho cơ thể, có tác dụng đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo
– Dùng để điều chế glixerol, sản xuất 1 số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,…
– Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu
Xem bài học chi tiết tại HocHay.com: https://hochay.com/hoa-lop-12-chuong-1-bai-6-ly-thuyet-ve-lipit-714.html
#hoalop12 #hochay #lythuyethoa12 #tracnghiemhoa12 #hoa12nangcao #baitaphoa12 #cachgiaihoa12 #hocgioihoa